Màng nhựa đường chống thấm ( Asphalt waterproofing membrane sheet) là một loại màng định hình với độ dày và bề rộng cố định được sản xuất trong nhà máy từ “hợp chất Nhựa đường lỏng” ( Asphalt compound – SBS hoặc APP) được kết hợp với một lớp lưới sợi gia cố bên trong – Lưới Polyeste hoặc lưới Polypropylen ( Dệt hoặc không dệt). Màng nhựa đường là một trong giải pháp chống thấm được áp dụng khá rộng rãi ở Châu Âu, Châu Á khoảng 20-30 năm trở lại đây.
Màng nhựa đường Chống Thấm BISURE là một trong những loại “màng nhựa đường chống thấm nhập khẩu Ai Cập phổ biến ở Việt Nam”. Đa dạng các dạng sản phẩm, đa ứng dụng cho cả dự án và công trình dân dụng.
Cùng Chống Thấm Xanh tìm hiểu rõ hơn về màng nhựa đường Bisure và Ứng dụng của nó nhé.
I/ TỔNG QUAN VỀ MÀNG CHỐNG THẤM BISURE:
1. MÔ TẢ SẢN PHẨM
Màng chống thấm BiSure là một sản phẩm màng khò làm bằng nhựa Bitumen Polymer lỏng nhiều lớp chất lượng cao – một hợp chất APP nhựa bitum cải tiến, và có thêm lớp vải Polyeste cường độ cao làm vật định hình và gia cường kết hợp với nhựa Bitumen lỏng. Thông qua những xử lý đặc biệt cho chúng kết hợp hoàn toàn với nhau. Sau đó trải thêm nhiều lớp nhựa Bitumen trên bề mặt để cho hiệu quả chống thấm cao hơn trong mọi điều kiện. Màng chống thấm BiSure hoàn thiện có các loại bề mặt: mặt cát, mặt đá, mặt trơn PE film,…
2. PHÂN LOẠI
a) Theo cách thi công:
- Sử dụng đèn khò gia nhiệt cho lớp keo Bitumen chảy ra sau đó dán xuống bề mặt cần chống thấm
- Loại màng có tính năng tự dính, chỉ cần lột lớp film ra sau đó dán xuống bề mặt cần chống thấm ( khò nhẹ lửa ở các vị trí giáp mí)
b) Theo bề mặt hoàn thiện: Màng nhựa đường chống thấm BISURE được phân loại – Mặt cát, mặt đá ( xánh & xám), mặt trơn PE Film
c) Theo loại hợp chất nhựa đường ( Asphalt compound) : Là nhựa SBS ( nhựa cao cấp, hay dùng cho màng tự dính) hoặc nhựa APP ( thường dùng cho màng khò)
d) Theo độ dày: 1.5mm; 2.0mm; 3.0mm; 4.0mm;
3. THÔNG SỐ KĨ THUẬT:
Các thông số kĩ thuật thường dùng để đánh giá màng chống thấm từ Bitum:
- Cường độ chịu kéo ( Tensile Strength)
- Cường độ chịu xé ( Tear Strength)
- Độ dãn dài tại điểm đứt ( Elongation)
- Độ linh hoạt lạnh ( Cold Flexibility)
- Độ bám dính (Adhesion strength )
- Độ thấm nước ( Water permeability)
4. ỨNG DỤNG
Màng khò được ứng dụng rộng rãi trong các hạng mục chống thấm như sau:
a) Tầng hầm:
- Đáy tầng hầm trước khi đổ bê tông
- Vách ngoài tầng hầm
b) Sàn mái:
- Sàn mái lộ thiên – mặt đá chịu tia UV ( Sàn có độ dốc thoát nước tương đối tốt)
- Sàn mái không lộ thiên – Có lớp vữa hoặc bê tông bảo vệ lớp chống thấm
c) Các khu vực khác: Sàn Podidum, nóc tầng hầm,…
6. HƯỚNG DẪN THI CÔNG
Sau khi đã tiếp nhận mặt bằng, có khu vực tập kết vật tư, chuẩn bị đầy đủ các máy móc thiết bị liên quan để tiến hành thi công chống thấm bằng Màng nhựa đường Bisure
a) Chuẩn bị mặt bằng:
- Mài vệ sinh sạch sẽ bề mặt, tạo nhám bề mặt bê tông đặc chắc
- Nếu có các vết nứt kết cấu, nên được xử lý bằng keo Epoxy chuyên dụng trước khi chống thấm
- Bo vát góc các vị trí chân tường bằng vữa Latex chuyên dụng
- Xử lý chống thấm cổ ống ( Fill grout, quấn thanh trương nở,…)
- Lăn lớp lót Bitumen Primer ( Insutech, Insugard, Morter Primer,…) để làm sạch bề mặt, tăng độ bám dính liên kết của lớp màng bên trên.
b) Thi công màng chống thấm Bisure:
- Đưa màng chống thấm Bisure lên khu vực thi công, xác định hướng dốc ( trải tấm từ dưới dốc lên trên)
- Thử trải màng và định vị màng tiến hành khò gia nhiệt hoặc lột lớp film pe để tiến hành dán màng xuống bề mặt đã lăn lớp lót. Tham khảo hình bên dưới
- Xử lý các vị trí giáp mí ngang, dáp mí dọc để đảm bảo độ kín nước
- Xử lý các vị trí chân tường – vén màng lên chân tường 20-30cm , giao nhau các bề mặt, cổ ống,…
c) Kiểm tra, Test nước:
Kiểm tra ngoại quan, đảm bảo các vị trí hiểm yếu như góc cạnh, mối nối giữa các tấm màng, cổ ống
d) Nghiệm thu & Bàn giao: Sau khi hoàn thành công việc chống thấm, ta bàn giao cho công đoạn tiếp theo, nếu là chống thấm không lộ thiên thì tiến hành cán vữa hoặc bê tông bảo vệ.
7. ƯU NHƯỢC ĐIỂM
a) Ưu điểm:
- Lớp màng với dày dặn, ổn định được sản xuất sẵn tại nhà máy
- Khả năng kháng nước tốt từ hợp chất Bitumen nhựa đường
- Khả năng chịu tác động của ngoại lực tốt với các lớp vải Polyeste gia cường
- Tính phổ thông cao, tính ứng dụng cao
- Lượng hàng luôn tồn kho sẵn với số lượng lớn đáp ứng tiến độ thi công
b) Nhược điểm:
- Hiệu quả phụ thuộc vào tay nghề của thợ thi công nhiều
- Rủi ro nằm ở các mối nối, giáp mí giữa các tấm màng
- Xử lý các vị trí chồng mối nối bị sai lệch, thiếu độ bám dính
- KHÔNG CHỊU MÔI TRƯỜNG ẨM ƯỚT, NGẬP NƯỚC DÀI HẠN
- Độ dốc, độ bằng phẳng của mặt sàn bê tông phải đủ điều kiện
II/ TẠI SAO MÀNG NHỰA ĐƯỜNG ĐƯỢC ỨNG DỤNG RỘNG RÃI CHO DỰ ÁN:
1. CÁC THÔNG SỐ KĨ THUẬT ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU CHỐNG THẤM DỰ ÁN:
a) Tài liệu kĩ thuật, bảng test đủ yêu cầu đáp ứng cho tiêu chuẩn của dự án
b) Giấy tờ chứng chỉ hồ công trình đầy đầy đủ
2. LƯỢNG HÀNG HÓA LUÔN CÓ SẴN VỚI SỐ LƯỢNG LỚN
Lượng hàng Màng nhựa đường Bisure luôn nhập sẵn kho với số lượng dự án vừa và lớn. Những dự án rất lớn vui lòng liên hệ chúng tôi để có kế hoạch đặt hàng phù hợp – Phụ trách dự án: Mr. Thịnh – 0799503979
3. DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TỐT
- Hỗ trợ gửi mẫu, thuyết trình
- Sẵn sàng tư vấn hướng dẫn cách thi công cho các đơn vị nhà thầu hoặc Chủ đầu tư MIỄN PHÍ
- Trao đổi thông tin liền mạch trong suốt quá trình trước và sau khi Giao dịch để khách hàng luôn yên tâm
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.